Mới đây, một cuộc thi “sinh viên khởi nghiệp 2020 hướng tới sản phẩm thuần tự nhiên và trí tuệ nhân tạo” do Đại học Quốc tế (ĐHQT) – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức, dành cho sinh viên năm 2 – 3 – 4, cựu sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, và các nhóm có dự án khởi nghiệp của nhà trường. Đây là những dự án sẽ được tiếp tục ươm tạo, giúp các start-up trẻ giảm thiểu thất bại.

Quá nhiều start-up… thất bại
Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia (Austrade) công bố, Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê tại Việt Nam, 90% DN khởi nghiệp thường bị thất bại trong 1 – 2 năm đầu tiên.
Rất nhiều lý do được đưa ra trước tình trạng này. CEO Start-up WeFit chia sẻ: “Các start-up thường nghĩ rằng khi bắt đầu, chỉ cần một ý tưởng hay. Tuy nhiên từ ý tưởng đến việc quản trị, điều hành và phát triển một dự án hay một DN là điều không hề dễ dàng. Thực tế, ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% thành công của startup, 99% còn lại là do các yếu tố khác như tài chính, quản trị, nhân sự và marketing. Lý do các start-up thất bại phần lớn xoay quanh 2 kỹ năng, đó là kỹ năng quản trị và kỹ năng tài chính, làm không tốt một trong 2 kỹ năng đó sẽ giết chết DN của bạn”.

Tầm quan trọng của đào tạo kiến thức khởi nghiệp
Hãy hiểu rằng, khởi nghiệp khác với quản trị kinh doanh. Học khởi nghiệp là bạn học cách xác định các mục tiêu khi chúng còn mới khởi phát trong suy nghĩ và học các chiến lược để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các mục tiêu đó. Bạn học về các khái niệm như khởi động và các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, cũng như cách bắt đầu kinh doanh từ đầu.
Giáo dục khởi nghiệp ươm mầm những tài năng sáng tạo, là động lực quan trọng cho sự phát triển trong tương lai. Hiện tại, các chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới đặt ra những yêu cầu mới về giáo dục khởi nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu và thảo luận hiện tại trong lĩnh vực này tập trung vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên trong hệ sinh thái giáo dục khởi nghiệp, phát triển chương trình giảng dạy và liệu giáo dục khởi nghiệp có thể ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
Dựa trên lý thuyết về nhận thức xã hội, đặc điểm cá nhân và môi trường của người học ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện giáo dục khởi nghiệp. Nghiên cứu sâu về cơ chế giáo dục khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới và phát triển, có thể cải thiện hơn nữa nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp.
Những người trẻ được giáo dục về khởi nghiệp có nhiều khả năng thành lập công ty của riêng mình hơn. Có đến 20% học sinh tham gia vào chương trình công ty nhỏ ở trường trung học sau này sẽ thành lập công ty của riêng mình. Con số này cao gấp 5 lần so với dân số chung. Các DN do những sinh viên này khởi nghiệp cũng có nhiều tham vọng hơn.
Định hướng đào tạo tư duy khởi nghiệp
Tư duy và kỹ năng của doanh nhân có thể: Được xây dựng hiệu quả chỉ thông qua kinh nghiệm thực tế, thực tế và công việc dự án; được dạy trên tất cả các môn học như một môn học riêng biệt hoặc kết hợp với một môn học khác; quan trọng đối với “doanh nhân khởi nghiệp”, những người hoàn thành vai trò của doanh nhân, nhà lãnh đạo và nhà đổi mới trong một nhóm hoặc tổ chức; được quảng bá ra ngoài các cơ sở giáo dục cho các DN và cộng đồng rộng lớn hơn.
Giáo dục về tinh thần doanh nhân chuẩn bị cho mọi người trở thành những cá nhân có trách nhiệm và dám nghĩ dám làm, giúp mọi người phát triển các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để đạt được các mục tiêu mà họ đặt ra cho bản thân. Bằng chứng cũng cho thấy những người có trình độ học vấn về kinh doanh có khả năng được tuyển dụng nhiều hơn.
Các chương trình đào tạo khởi nghiệp có mục phát triển các kỹ năng cho người học, giúp họ có được nền tảng cơ bản về năng lực và kiến thức của DN như: hiểu biết về tài chính, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, lập kế hoạch và quản lý tài nguyên, kiến thức chuyên ngành, biết đồng cảm, có nhận thức xã hội, văn hóa và đạo đức; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có kỹ năng ra quyết định, có khả năng quản trị rủi ro.
Học khởi nghiệp ở đâu?
Ở Việt Nam, hiện nay đã bắt đầu phát triển xu hướng Triển khai các Chương trình Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau, cho nhiều đối tượng khác nhau. Bắt đầu từ năm 2018, Vinschool sẽ chính thức đưa vào giảng dạy Chương trình Giáo dục về Tư duy Tài chính và Khởi nghiệp cho học sinh từ khối 4 đến khối 8. Chương trình sẽ tiếp tục được mở rộng cho các khối lớp khác trong các năm tiếp theo.
Chương trình gồm 3 mảng nội dung chính: một là Kiến thức tài chính: cách phân bổ ngân sách và sử dụng tiền hiệu quả, cơ cấu và cách hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng, xác định và phòng tránh rủi ro tài chính…, hai là Kiến thức kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: cách thức lên ý tưởng, thành lập, điều hành các cơ sở kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng… và ba là Hướng nghiệp: cách thức xây dựng hình ảnh bản thân, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng hồ sơ, thư xin việc…
Với mục tiêu hoàn thiện nội dung tài liệu giáo dục khởi nghiệp, đưa giáo dục khởi nghiệp trở thành một bộ môn trong chương trình hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên; đồng thời hỗ trợ giáo viên truyền tải nội dung và các hoạt động nhằm trang bị cho học sinh có được tinh thần khởi nghiệp và những kiến thức, kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công, vào năm học 2019 – 2020, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS, THPT triển khai bộ tài liệu môn Giáo dục khởi nghiệp do Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) biên soạn.
Lợi thế của việc học các kỹ năng kinh doanh so với các môn học truyền thống hơn là chúng không liên quan duy nhất đến sự nghiệp của một doanh nhân. Các kỹ năng cần thiết để bắt đầu kinh doanh của riêng bạn có liên quan trong bất kỳ lĩnh vực nào và cũng sẽ là những thuộc tính mong muốn để trở thành một nhân viên.
Trên thực tế, việc có được một loạt các kỹ năng liên quan đến kinh doanh thông qua nghiên cứu tinh thần kinh doanh sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên lý tưởng trong hầu hết các lĩnh vực. Do đó, các kỹ năng được giảng dạy trong các khóa học doanh nhân thường áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của ngành và không giết chết sự sáng tạo hoặc ngăn chặn cơ hội cho một nghề nghiệp cụ thể.
Ngoài các tổ chức giảng dạy Kiến thức về Khởi nghiệp, hiện có thêm hình thức Đào tạo thông qua thực hành về tư duy tài chính cho người trẻ và kể cả các em thiếu niên. Câu lạc bộ Be Rich có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh và chi nhánh ở một số tỉnh, thành là một ví dụ điển hình cho hình thức này. Phương pháp mà CLB Be Rich nghiên cứu và triển khai hướng đến đối tượng trẻ em 10 – 18 tuổi là Bộ cờ Be Rich – Bộ giáo cụ tư duy tài chính, là một hình thức thông qua Trò chơi giúp khai mở, định hướng tư duy tài chính, giúp trẻ phát huy được khả năng phát triển cách tư duy, định hướng phát triển của bản thân và nắm bắt tinh thần chủ động. Thông qua việc tham gia chơi cờ, tham gia các khóa hướng dẫn để dạy trẻ lập kế hoạch chi tiêu, dự đoán tình hình để rèn luyện khả năng tư duy, ý thức làm chủ các quyết định và hành động.