Khởi nghiệp con đường đi lên liêm chính
Đầu năm 2020, Luckin Coffee là một niềm tự hào của giới khởi nghiệp Trung Quốc. Chuỗi cà phê non trẻ này tăng trưởng thần tốc, vượt mặt cả Starbucks trên thị trường Trung Quốc. Nhưng đến tháng 4/2020, Luckin Coffee bị phát hiện gian lận giấy tờ. Chuỗi này xào nấu số liệu tương đương tới 40% doanh thu 2019. Chỉ trong chốc lát, giá trị vốn hóa của startup này bay mất đến trên 90%. Cả chuỗi coi như sụp đổ.
Vấn nạn gian lận
Vụ Luckin Coffee còn chưa lắng xuống, TAL Education Group – dịch vụ gia sư đưa nhà sáng lập Zhang Bangxin vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc – lại tiếp tục gây chấn động khi thừa nhận khai khống doanh thu công ty. Ngay sau đó, giá cổ phiếu của TAL sụt giảm hơn 20% trên Sàn giao dịch. Tổng tài sản của CEO TAL Zhang Bangxin bốc hơi 1,9 tỷ USD. Trước đó, Forbes xác định tỷ phú Zhang sở hữu 9,6 tỷ USD.
Tại Việt Nam, mới hơn 1 tháng trước, startup bán hàng hiệu giá rẻ Le Flair phá sản và bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các đối tác. Nhà sáng lập bị vướng vòng lao lý.
Vấn đề liêm chính đang trở thành một điểm nóng trong giới khởi nghiệp hiện nay trên toàn thế giới. Nhiều nhà đầu tư nhấn mạnh, một trong những điều kiện tiên quyết để chọn doanh nghiệp đầu tư là phải liêm chính, chính trực.
Bộ công cụ liêm chính
Bà Nguyên Phi Vân – Tác giả của Bộ công cụ chia sẻ, các startup Việt Nam đa phần chỉ lo làm giải pháp, làm sản phẩm mà hầu như không để tâm tới các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ, những điều làm nên tính liêm chính của một doanh nghiệp.
Theo bà Caitlin Wiesen – Trưởng đại diện thường trú, UNDP: “Một khảo sát năm 2019 cho thấy, đa phần người trẻ cho rằng, tham nhũng và thiếu liêm chính gây tổn hại tới thế hệ trẻ, tới nền kinh tế và sự phát triển của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có tới 3 phần 4 số người trẻ cho biết họ không biết hoặc biết rất ít chuẩn mực về liêm chính và pháp luật phòng, chống tham nhũng”.
Bà Nguyễn Phi Vân – Tác giả của Bộ công cụ chia sẻ, các startup Việt Nam đa phần chỉ lo làm giải pháp, làm sản phẩm mà hầu như không để tâm tới các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ, những điều làm nên tính liêm chính của một doanh nghiệp.
Các nhà sáng lập startup Việt Nam hầu hết là những người làm sản phẩm, và đa phần là những người trẻ, hơn một nửa nằm trong độ tuổi 18-34. Họ có thể rất giỏi trong việc làm ra sản phẩm nhưng rất ít người nắm được các kỹ năng điều hành doanh nghiệp, trong đó gồm việc xử lý thủ tục hành chính, thực hiện chính sách thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… là những công việc đầy thách thức. Nếu không có năng lực, kinh nghiệp và kết nối, rất dễ để sẵn sàng dựa vào những phương cách phi chính thức.
Bộ công cụ này ra đời với kỳ vọng sẽ là một kim chỉ nam, hướng dẫn các nhà khởi nghiệp từng bước thực hiện xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ, quan hệ đối tác, khách hàng để kiện toàn công ty.
Bộ công cụ này gồm 2 bộ, một bộ dành cho các nhà đầu tư để đánh giá tính liêm chính startup, một bộ dành cho các nhà khởi nghiệp tự đánh giá công ty của mình.
Nếu một startup tuân thủ 80% – 100%, quá trình thẩm định đầu tư sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu dưới mức trung bình, đây là một tình huống nghiêm trọng và cần được tập trung cải cách cho đến khi bạn đạt mức độ tuân thủ 80% hoặc hơn. Nếu không, quá trình làm việc với nhà đầu tư sẽ gần như là không thể.