Trong khi đó, bà Thạch Lê Anh, Nhà sáng lập Vietnam Sillicon Valley, đánh giá lượng vốn đang chảy vào startup Việt tương xứng với mức độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp hiện tại của đất nước.

Tham gia phiên thảo luận với các doanh nghiệp, bà Lê Hoàng Uyên Vy – đối tác điều hành của ESP Capital cho rằng rất nhiều startup ngại gọi vốn vì lo lắng sẽ mất quyền điều hành.

Theo bà Vy đây là một trong những điểm hạn chế khiến nhiều dự án của Việt Nam có điểm nhấn, sản phẩm tốt nhưng đi chậm hoặc khó đi xa. Chia sẻ thêm về câu chuyện này, ông Lâm Trần, đại diện đến từ Nhóm mua, một startup khá nổi bật trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ kể lại câu chuyện thất bại vì nhà đầu tư.

Thời điểm năm 2015, Nhóm mua đã gọi được 60 triệu USD vốn. Song điều này đã khiến nhà sáng lập mất hết quyền điều hành. “Nhà đầu tư bỏ vốn lấy 100% quyền điều hành, mâu thuẫn nội bộ xảy ra khiến Nhóm mua ngày càng đi xuống”, ông Lâm cho hay. Tại thị trường Việt Nam, những ví dụ điển hình như The Kafe, Món Huế cũng đang tạo nên những ví dụ không mấy lành mạnh về mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp. Gọi vốn và để nhà đầu tư đóng góp quá nhiều vào quá trình kinh doanh có thể khiến chủ doanh nghiệp mất đi ý tưởng kinh doanh và quyền kiểm soát doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ở góc độ quỹ đầu tư thì Lê Hoàng Uyên Vy nhận định rằng không phải nhà đầu tư nào cũng muốn chiếm quyền điều hành của startup. Khi gọi vốn thành công, điều quan trọng là startup phải biết thế mạnh, giá trị của mình ở đâu, như thế nào để giữ vững được vị thế của mình với vai trò là nhà sáng lập. “Bản thân mình là người sáng lập thì mình sẽ người điều hành tốt nhất. Khi đã khẳng định, định vị được giá trị của mình thì gọi vốn, có nhà đâu tư sẽ giúp dự án của startup phát triển mạnh hơn, cơ hội vươn ra thế giới cũng rộng mở hơn”, bà Vy nhìn nhận. Đối tác điều hành ESP Capital cũng tán đồng việc startup tích cực đi gọi vốn nước ngoài bởi các startup Việt cũng không kém tiềm năng nhưng thiếu cơ hội để phát triển vì thiếu nguồn vốn đủ lớn.

“Trong thương mại điện tử, chúng ta vừa có Sendo gọi được 61 triệu USD và Tiki thì nhỉnh hơn con số đó một chút. Tuy nhiên, hãy nhìn sang lân cận, hai startup thương mại điện tử của Indonesia đã gọi được tỷ USD. Vấn đề của chúng ta là không tìm đủ được lượng vốn cần thiết”, bà Vy nêu ví dụ.

Trong khi đó, bà Thạch Lê Anh, Nhà sáng lập Vietnam Sillicon Valley, đánh giá lượng vốn đang chảy vào startup Việt tương xứng với mức độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp hiện tại của đất nước. So với cách đây 7 năm, quy mô vốn đã phát triển đáng kể. Đơn cử tại VSV, vào năm 2012, mỗi startup được tổ chức này đầu tư chỉ 10.000 USD thì con số hiện tại cũng phải 50.000 USD. Chất lượng startup của Việt Nam ngày càng tốt hơn so với trước đây, cho nên tỷ lệ đầu tư thành công cho các startup tại Vietnam Silicon Valley đạt khoảng 36 – 40%. Đây là tỉ lệ cao so với các nước trong khu vực, bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập của Vietnam Silicon Valley cho biết. Số vốn đầu tư cho các ý tưởng startup cũng đã tăng gấp 5 lần trong 7 năm gần đây. Năm 2012, các dự án startup công nghệ chỉ được đầu tư, hỗ trợ vốn khoảng 10.000 USD cho mỗi ý tưởng, Hiện nay, con số này đã tăng lên đến 50.000 USD. Tuy nhiên, theo bà Anh con số này vẫn còn hạn chế do người nhiều còn e ngại đầu tư vào startup, đặc biệt là các nhà đầu tư Việt.

Theo bà Anh, Singapore là thị trường vốn mạo hiểm nhiều nhất khu vực. Còn Hàn Quốc cũng là nước trong nhóm đầu về rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Còn tại thị trường Việt Nam, khái niệm đầu tư vào startup ở một số bên đang khá sai lầm. “Mình không thể cứ đầu tư vào một doanh nghiệp khởi nghiệp, để rồi khi doanh nghiệp này thất bại, mình lại quay sang tố cáo họ. Hoạt động gọi vốn của startup khác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa gọi vốn khi họ kinh doanh sau một thời gian, có lãi. Còn startup thì có thể gọi vốn ngay từ giai đoạn ý tưởng”, bà Thạch Lê Anh nhấn mạnh.

Tường Vy – Trí thức trẻ

Nguồn