Trong 5 năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trong công cuộc chuyển đổi số, tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số. Cũng chính vì vậy, làn sóng khởi nghiệp công nghệ (tech startup), cũng như việc gia tăng các dự án startup từ các công ty lớn đã có mặt trên thị trường. Với sự tăng trưởng mạnh của toàn ngành công nghệ nói chung, có thể nói năm 2020, Việt Nam sẽ được coi là một quốc gia IT của khu vực Đông Nam Á. Đi kèm theo đó là những khó khăn mà các nhà tuyển dụng ngành IT phải đối mặt trong suốt thời gian vừa qua. 

Khó khăn của doanh nghiệp khi tự sàng lọc ứng viên

“Cần phải đánh giá nhưng chưa thể thực hiện được” là ý kiến chung của hơn 1000 doanh nghiệp được TopDev khảo sát về quy trình sàng lọc ứng viên. Để ứng dụng phương pháp đánh giá ứng viên vào quy trình tuyển dụng, nhân sự vẫn còn đang đối mặt với các rào cản sau:

  • Nếu tự xây dựng bài đánh giá: HR sẽ cần phối hợp cùng một Senior có chuyên môn để cho ra một sườn câu hỏi tương ứng với vị trí đang tuyển. Tuy nhiên, với các kỹ năng và level khác nhau, quá trình này sẽ được lặp lại và người tuyển dụng sẽ phải tốn không ít thời gian để hoàn thiện được một bộ hoàn thiện.
  • Nếu thực hiện cùng bên thứ ba: Các nền tảng đánh giá ứng viên hiện chưa có mặt tại Việt Nam cũng như nằm ở hệ thống riêng. Nếu qua một bên hỗ trợ, nhà tuyển dụng phải quản lý một lúc quá nhiều kênh trong quy trình mà chưa tối ưu về 1 kênh duy nhất. Chưa kể giá thành các gói dịch vụ này khá đắt đỏ với doanh nghiệp Việt.

Từ đấy cần thiết phải có một nền tảng “của người Việt” và tích hợp chung vào quy trình cho nhà tuyển dụng IT, để tối ưu hoá lưu lượng quản lý và nhanh chóng đạt hiệu suất tuyển dụng. Chính vì vậy, TopDev đã kết hợp với HackerRank để tạo ra những sản phẩm bài đánh giá sát hạch giúp nhà tuyển dụng có thể sàng lọc ứng viên qua các quy chuẩn của quốc tế.

TopDev mang công nghệ đánh giá viên IT uy tín đến Việt Nam

Những công ty lớn như Amplify, Quora và Capital One đều đang sử dụng HackerRank for Work – cho quá trình tuyển dụng mảng kỹ thuật. Ngoài là thuớc đo kỹ năng, HackerRank cũng tổ chức một số chương trình hackathons, như CodeSprints, cũng là một cách để các công ty tìm kiếm những ứng viên tiềm năng.

HackerRank là một trang web cho phép các lập trình viên có thể trau dồi khả năng của mình, thông qua việc yêu cầu những người tham gia đưa ra lời giải cho những “thử thách và test lập trình”. Nổi cộm trong cộng đồng giới Lập trình viên và có hơn 11 triệu Lập trình viên toàn cầu tham gia rèn luyện, thực hành và kiểm tra năng lực ngay tại nền tảng của HackerRank.

HackerRank có với gần 91 triệu thử thách code cho Developer mọi kỹ năng và trình độ thử sức. Các bài tập đều có phân loại từ dễ tới khó, bất kỳ ai cũng có thể tham gia.

Hiện nay tất cả các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Facebook, Quora đều đang sử dụng HackerRank cho quá trình tuyển dụng mảng tech. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt Nam thì phương pháp này vẫn còn khá xa lạ và khó tiếp cận.

Tích hợp cùng nền tảng tuyển dụng IT hàng đầu Việt Nam

Vấn đề thống nhất được quy trình đánh giá ứng viên vào quy trình tuyển dụng hiệu quả là vấn đề nan giải nhất với nhân sự IT. Vì thế, nền tảng tuyển dụng IT TopDev đã tích hợp HackerRank ngay trên nền tảng của mình để nhân sự có thể theo dõi trực tiếp và nhận ứng viên thích hợp chỉ từ 1 hệ thống duy nhất.

Quy trình Tích hợp Trang tuyển dụng TopDev x HackerRank như sau: Sau khi có kế hoạch đăng tuyển IT cùng TopDev, nhân sự cũng sẽ thống nhất các vị trí – level cần test kỹ năng trên nền tảng TopDev x HackerRank.

Luồng CV cho các vị trí đạt yêu cầu sẽ được TopDev gửi qua email đến nhà tuyển dụng. Đồng thời nền tảng TopDev x HackerRank sẽ thông báo và yêu cầu ứng viên truy cập để thực hiện bài test theo level được tùy chỉnh và có sẵn của HackerRank.

Sau khi ứng viên hoàn thành bài test HackerRank trong thời gian quy định, kết quả bài test do HackerRank đánh giá sẽ được TopDev gửi qua email đến nhà tuyển dụng. Trường hợp ứng viên không hoàn thành bài test theo thời gian quy định, nhà tuyển dụng sẽ nhận được email từ TopDev thông báo kết quả ứng viên không hoàn thành bài test HackerRank. Nhà tuyển dụng xem xét, đánh giá và tiến hành quy trình tuyển dụng tiếp theo sau đó

Bộ tích hợp TopDev x HackerRank sẽ trực tiếp giải quyết cho nhà tuyển dụng:

  • Đánh giá phần “chìm” của CV ngành IT: Phần “nổi” từ CV như Điểm mạnh – yếu, Skills,… thông qua bài test sẽ giúp HR có cái nhìn trực quan hơn, tránh bias thiếu sót, mở rộng talent pool và nhanh chóng đạt mục tiêu tuyển được nhân sự IT.
  • Giảm thời gian tìm người: Nhờ bài đánh giá mà việc lọc CV sẽ nhanh chóng hơn. Các yếu tố về tâm lý và cảm xúc không nên ảnh hưởng đến chất lượng và làm tụt mất người tài. Từ kết quả đánh giá thu được, phía nhân sự sẽ loại được các CV “yếu” theo tiêu chí rõ ràng, rút ngắn quy trình tuyển dụng.
  • Tạo nên quy trình tuyển dụng thống nhất: Nắm được tình hình tổng quan nhân sự để cho ra được thang đánh giá ứng viên và quy trình tuyển dụng thích hợp mà không phải hy sinh chất lượng. Đồng thời, nâng cao chất lượng talent pool của doanh nghiệp và thu hút thêm developer giỏi.

Đồng hành cùng sứ mệnh nâng cao chất lượng ứng viên IT Việt Nam

Nền tảng tích hợp TopDev x HackerRank là sản phẩm đến từ mục tiêu đồng hành cùng nhà tuyển dụng IT tại Việt Nam và tăng cường chất lượng ứng viên IT cho doanh nghiệp Việt Nam.

Nhu cầu về phương pháp đánh giá ứng viên đã từ lâu xuất hiện trên thị trường, nhưng vẫn còn quá nhiều khó khăn để triển khai và áp dụng vào quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp Việt Nam. TopDev x HackerRank hy vọng giải pháp ra đời sẽ tạo ra một sự cộng hưởng lớn, mang lại những giá trị thiết thực nhất cho giới HR và doanh nghiệp.

Một số lưu ý tổng quan cho các bạn mới gia nhập HackerRank

Trong tương lai sẽ có không các công ty công nghệ tiến hành ứng dụng HackerRank như một bước để đánh giá trong quy trình tuyển ứng viên IT, thì đừng quên lưu ý một số mẹo nhở dưới đây khi bắt tay vào thử HackerRank:

  1. Các thử thách và bài test đều tính giờ, hãy tập trình cao độ và không được xao nhãng.
  2. 20–30% tỉ lệ thành công đến từ việc hiểu rõ với hệ thống. Trước khi chính thức đi vào challenge có thể thử sức một số cái trước, vd: Khởi động bằng miền của các thuật toán. Phải chắc chắn rằng bạn nắm bắt được cách viết và submit code.
  3. Biết các ngôn ngữ có sẵn để test.
  4. Thường trong mỗi challenge sẽ có nhiều vấn đề cần giải quyết, và nếu bắt đầu từ bài khó nhất sẽ không hợp lý. Cách tốt nhất phải là xử lý lần lượt độ khó tăng dần. Hãy đọc sơ trước và quyết định cách giải quyết sau.
  5. Hãy giảm thiểu thời gian giữa các vấn đề sau khi đã bổ sung. Bạn có thể dành thêm ít thời gian để quyết định xem nó có phải là thành phẩm final hay chưa, và rồi đảm bảo rằng không quay lại nữa.
  6. Mọi vấn đề đều bao gồm giải trường hợp công và trường hợp tư nhân. Điểm của You sẽ dựa trên cả hai. Nếu vấn đề nằm ở chỗ có kiểm tra các phương thức về public và private, điểm của bạn được đánh giá trên cả hai. Trong trường hợp, dù mã bổ sung được thông qua mọi phương thức về public, điều đó không đồng nghĩa với việc sẽ thông qua phương thức về private. Hãy nghiên cứu thêm các trường hợp ở rìa. Vd: kiểm tra xem input có rỗng không; 1,2 hay nhiều yếu tố khác nhau, v. v môi trường HackeRank sẽ cho phép bạn chạy mã trên các test bài tự tuỳ.
  7. Đảm bảo bất cứ gì cho mọi vấn đề. Nếu không biết cách giải quyết bạn vẫn có thể kiếm được vài điểm từ nó. Tuy nhiên, hãy cố gắng giải quyết đúng vấn trọng tâm ít nhất một – hai vấn đề nào đó trong bài.
  8. Trang chủ cần tạo ra sự khác biệt: một vài mẫu template có thể giúp bạn  như việc có thể sao chép và dán chúng trong suốt quá trình tham gia challenge. Ví dụ:  BFS/DFS/Tìm kiếm nhị phân.
  9. Hãy luyện tập nhiều nhất có thể trong lần đầu tiên. Bạn có thể thử giải quyết ít nhất một vấn đề từ mỗi tên miền phụ của các thuật toán
  10. Một kết quả tốt không phải là một trò ảo thuật, nó cần nhiều sự luyện tập và nỗ lực.

PV