Thay vì phải sử dụng hóa chất chi phí cao và ảnh hưởng tới môi trường, công nghệ của Ewater giúp đánh tan cáu cặn trong các hệ thống sản xuất bằng phương pháp hoàn toàn thân thiện môi trường.

Nguyên lý đánh tan cặn bằng từ trường

Trong quá trình sản xuất, các hệ thống như nồi hơi, hệ thống giải nhiệt bằng nước… luôn phải đối mặt với vấn đề cáu cặn. Cáu cặn bám vào thành ống, thiết bị khiến cho năng suất hoạt động, tuổi thọ của hệ thống bị suy giảm, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn.

Ông Lê Trung Hiếu – đại diện công ty Ewater Engineering, lấy ví dụ: “Hiện tại lò hơi đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Trong quá trình sử dụng, cáu cặn đóng trong đường ống dẫn nước của lò hơi làm giảm khả năng truyền nhiệt, tăng từ 5 – 30% chi phí năng lượng, giảm tuổi thọ lò hơi và gây mất an toàn khi lò phải vận hành ở chế độ tải cao.”

Phương pháp nhiều đơn vị lựa chọn là sử dụng hóa chất để đánh tan các chất cặn này. Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết việc dùng hóa chất để xử lý cáu cặn cũng làm mòn ống dẫn, đồng thời, tốn nhiều chi phí cho xử lý chất thải độc hại sau sử dụng và gây ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết những hạn chế trên, phương pháp mà Ewater đưa ra là áp dụng định luật Faraday tạo ra một trường điện từ cảm ứng trong lòng ống. Với các tần số thay đổi liên tục từ 2,2 – 38 kHz, hệ thống Ewater cung cấp năng lượng thích hợp để ion hóa nước và các chất gây cáu cặn, rỉ sét như: Ca, Mg, Si, Fe, Mn làm cho các chất này mất khả năng bám dính trên đường ống.

Điện từ trường dao động cung cấp năng lượng để phân tách các phân tử nước, giải phóng electron khỏi hydro. Electron này là chất xúc tác làm cho các chất gây cáu cặn kết tủa trong nước và trung hòa về điện tích, trôi theo dòng xả đáy ra ngoài hoặc bám vào thiết bị thu cặn.

Với phương pháp của Ewater, các chất cặn sẽ được đánh tan mà không cần sử dụng hóa chất, không tốn chi phí xử lý vấn đề môi trường. Ngoài ra, hệ thống cũng được vận hành song song với quá trình sản xuất nên cáu cặn được xử lý liên tục, tránh những tác hại do cáu cặn lâu ngày phát sinh.

Kết quả sử dụng thực tế của phương pháp xử lý cáu cặn, rong rêu của hệ thống Ewater

Xử lý cáu cặn lò hơi sử dụng công nghệ ion hóa đang là xu hướng được nhiều ngành áp dụng rộng rãi, như may mặc, dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm… Thiết bị ứng dụng công nghệ này đã được công ty Ewater Engineering lắp đặt và chuyển giao cho khá nhiều doanh nghiệp, ví dụ như công ty Dược phẩm Nam Hà (Nam Định), công ty Nha Trang Seafood, công ty Chế biến Thủy sản Hải Nam, công ty Chế biến Hạt điều Lafooco,.. và xuất khẩu sang một số nước như Malaysia và Indonesia…

Không chỉ giải quyết cáu cặn, hệ thống còn xử lý hiệu quả các loại rong tảo. Tại thiết bị phản ứng, một phần nước sẽ bị phân tách thành các thành phần có khả năng oxy hóa cao ức chế sự phát sinh của rong tảo, vi sinh trong nước.

Theo đại diện của Ewater, sản phẩm được sản xuất trong nước, có công suất phù hợp với đặc điểm nguồn nước tại Việt Nam. Do đó, hệ thống cho hiệu quả tối ưu với giá thành cạnh tranh so với sản phẩm tương tự của nước ngoài.

Cụ thể, với hệ thống xử lý cáu cặn lò hơi có chi phí vận hành chỉ khoảng 500.000 đồng/năm tiền điện cho lò hơi 15 tấn/giờ hay 190.000 đồng/năm cho lò hơi 3 tấn/giờ. Người sử dụng chỉ cần kiểm tra trạng thái làm việc, không tốn công bảo trì. Thiết bị còn có thể chủ động thay đổi tần số cộng hưởng tùy theo chất lượng nước và đáp ứng được cho nhiều loại lò hơi có công suất từ 100kg – 30 tấn.

Ngoài các sản phẩm hiện tại, đại diện công ty cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển để mở rộng phạm vi ứng dụng từ trường trong các lĩnh vực liên quan.

Phạm Sơn – Khampha.vn

Bài gốc