Mới đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đưa ra báo cáo nêu bật hơn 65 trường hợp sử dụng blockchain để giải quyết những thách thức cấp bách nhất của thị trường trên thế giới.

Báo cáo đã chỉ ra các trường hợp blockchain có thể giải quyết những thách thức và giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững của thị trường trên thế giới như:

Mô hình tài chính mới cho đầu ra của thị trường, thực hiện giá trị phi tài chính và vốn tự nhiên, xây dựng các hệ thống phân cấp hiệu quả và dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề cập đến các giải pháp blockchain hoàn toàn mới – được gọi là “thay đổi luật chơi” – có thể phá vỡ nhiều hệ thống và phương pháp quản lý của thị trường hiện tại, bao gồm:

Chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý năng lượng, nước phi tập trung, nguồn gây quỹ bền vững, thị trường carbon và các khía cạnh khác.

Theo WEF, bước quan trọng trong việc giới thiệu các ứng dụng blockchain là phải thiết lập một hệ sinh thái blockchain ‘có trách nhiệm’ và ‘có tác động toàn cầu’, thay vì các dự án cụ thể và riêng biệt.

WEF cũng chỉ ra việc thị trường đang chạy đua theo công nghệ blockchain chủ yếu là do phong trào.

Để giải quyết vấn đề này, tổ chức đã đề xuất ba câu hỏi chính trước khi tạo ra bất kỳ ứng dụng liên quan đến blockchain nào:

  • Công nghệ có thể giải quyết được những vấn đề cụ thể hay không?
  • Chúng ta có thể kiểm soát được những hậu quả không lường trước được hay không?
  • Liệu hệ sinh thái đang triển khai của các bên liên quan đã “sẵn sàng” hay chưa?

Vào ngày 13 tháng 9, WEF cũng đã công bố một nghiên cứu khác ước tính rằng trong 10 năm tới, công nghệ DLT (công nghệ sổ cái phân tán – distributed ledger technology) có thể tạo thêm 1 nghìn tỷ USD cho thị trường thương mại toàn cầu.

Báo cáo cũng lập luận rằng việc các nước lớn, bao gồm cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu, chấp nhận công nghệ Blockchain là điều “không thể tránh khỏi”.

Linh Nguyễn Lê (Theo Cointelegraph)