Tổ chức AI Now, bao gồm những người làm việc ở Google và Microsoft, vừa đưa ra một báo cáo đề xuất những quy tắc trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận diện khuôn mặt để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng.

Bản báo cáo AI Now Report (tạm dịch: Trí tuệ nhân tạo hiện đại) của họ đề xuất 10 điều nhằm đảm bảo việc sử dụng công nghệ AI sẽ phải minh bạch, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và không đi đường.

Báo cáo cũng cảnh báo về mối nguy hiểm của việc sử dụng công nghệ này trong những lĩnh vực như hình sự, tài chính và giáo dục kèm theo những hệ lụy không mong đợi

Theo đó, AI Now đề xuất rằng những cá nhân độc lập nên để tâm tới việc kiểm tra các dịch vụ trí tuệ nhân tạo của chính phủ, đồng thời kêu gọi nhà sản xuất từ bỏ việc bảo vệ bí mật thương mại để những cơ quan kiểm soát có thể tiếp cận, kiểm tra những thuật toán này.

Cụ thể hơn, AI Now Report dành sự quan tâm đến việc chính phủ và các dịch vụ xã hội sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nhận diện cảm giác, tức công nghệ có thể đọc hiểu cảm xúc và trạng thái tâm lý của con người.

Kate Crawford, người đồng sáng lập tổ chức, đồng thời cũng là nhân viên của Microsoft Research, cho biết: “Những công cụ này rất không đáng tin và có thể được lập trình từ những nghiên cứu khoa học chưa chuẩn xác. Chúng ta không thể để một hệ thống lỗi trở thành cốt lõi trong các dịch vụ xã hội”

Dưới đây là 10 đề xuất của AI Now:

  1. Chính phủ cần kiểm soát chặt hơn việc sử dụng trí tuệ nhân tạo bằng cách mở rộng quyền hạn giám sát, kiểm toán, điều hành theo khu vực của những cơ quan trong từng lĩnh vực cụ thể.
  2. Cần có quy định chặt chẽ trong việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và nhận diện cảm giác.
  3. Ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang rất cần những hướng tiếp cận quản lý mới. Như trong bài báo cáo, hệ thống quản lý bên trong của hầu hết những công ty công nghệ đều không thể tự giải trình cho toàn bộ hệ thống trí tuệ nhân tạo của chính mình.
  4. Những công ty sản xuất trí tuệ nhân tạo cần từ bỏ việc bảo vệ bí mật kinh doanh cản trở trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực công cộng.
  5. Các công ty công nghệ nên có sự bảo trợ cho những người chống đối chừng mực, những tổ chức người lao động và những người tố cáo nội bộ.
  6. Những cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cần áp dụng luật “đúng với quảng cáo” với các sản phẩm và dịch vụ trí tuệ nhân tạo.
  7. Các công ty công nghệ cần vượt qua khỏi “đường ống” truyền thống và cam kết xóa bỏ những hành vi phân biệt và cách ly trong môi trường làm việc.
  8. Sự công bằng, minh bạch và có trách nhiệm trong trí tuệ nhân tạo đòi hỏi một sự tính toán chi tiết của chuỗi cung ứng.
  9. Việc kiện tụng, sự tham gia của các tổ chức công nhân và cộng đồng trong những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo cần được đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn.
  10. Các trường đại học đào tạo chuyên ngành trí tuệ nhân tạo cần mở rộng chương trình học, vượt qua những bộ môn vốn có như khoa học máy tính hoặc kỹ sư.

Hải Vy (Theo The innovation enterprise)