Một năm nhìn lại startup Việt 2019 khi mây đen phủ kín toàn cầu, ánh dương soi sáng khắp trời Việt Nam.

Một năm kinh tế buồn của thế giới

Tháng 5 năm 2019, Uber, một nền tảng gọi xe, không sở hữu bất cứ chiếc xe nào, rớt đài khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, bắt đầu “ngưng điều xe” một số nơi trên thế giới, Softbank lỗ khoảng 6.5B USD. 

Tháng 9 năm 2019, Compass, một nền tảng cho thuê mua bán nhà đất, không sở hữu bất kỳ bất động sản nào, bắt đầu “mất phương hướng”, mặc dù softbank đã đổ vào 450M USD, sau đó gọi thêm được 775M USD.

Tháng 10 năm 2019, Softbank đổ 500M vào Fair, một nền tảng cho thuê xe theo concept car-as-a-service, không sở hữu bất kỳ chiếc xe nào, sau đó đã phải cắt giảm 40% nhân sự một cách không “fair”.

Tháng 8 năm 2019, WeWork ngã ngựa, một startup chia sẻ không gian chỗ ngồi làm việc, không sở hữu bất kỳ không gian nào, được softbank đầu tư 10B USD, bắt đầu “không còn làm việc cùng nhau”.

Tháng 12 năm 2019, softbank đã từ bỏ Wag khi đổ 300M USD vào Wag, một startup dắt chó đi dạo, không sở hữu bất kỳ con chó nào, cho đến nay Wag đã bắt đầu ngừng dắt chó đi dạo.

Tháng 1 năm 2020, OYO, một startup đặt phòng khách sạn, không sở hữu bất kỳ phòng khách sạn nào, được softbank đầu tư 1.5B USD, bắt đầu mất mất dần 65000 phòng và cắt giảm gần 3000 nhân sự.

Trong khi đó ở Việt Nam,

Tháng 1 năm 2019, ví Momo gọi thành công Series C 100M USD từ quỹ đầu tư Warburg Pincus. Ví Momo là ví điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam với hơn 12M người dùng.

Tháng 3 năm 2019, Tiki gọi vốn thành công 75M USD từ Northstar Group, xếp thứ 2 thị trường e-commerce Việt Nam. Đang vươn dần lên vị trí dẫn đầu khi tập trung tối đa vào chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Tháng 7 năm 2019, mạng xã hội Gapo được thành lập, nhận vốn đầu tư 500B VND từ G-Capital, đến nay đã có 3M người dùng. Mong muốn trở thành một MXH lớn nhất cả nước.

Tháng 9 năm 2019, VCCorp tất tay 1200B VND, thành lập mạng xã hội Lotus với tham vọng dẫn đầu lĩnh vực social media Việt Nam, hướng đến content is king và xây dựng một token economy.

Tháng 10 năm 2019, Scommerce, nhà cung cấp dịch vụ logistics, công ty mẹ của Giao Hàng Nhanh (GHN) hay AhaMove, nhận 100M USD từ quỹ đầu tư nhà nước của Singapore, Temasek.

Tháng 11 năm 2019, Sendo tuyên bố đã hoàn thành vòng gọi vốn Series C với tổng số tiền huy động được là 61M USD từ EV Growth, Kasikornbank, SBI Group, BEENOS, SoftBank Ventures Asia, Daiwa PI Partners và Digital Garage.

Tháng 11 năm 2019,trở thành unicorn thứ 2 của Startup Việt Nam sau VNG là Vnlife, công tỷ mẹ của VNPAY với vòng gọi vốn 300M USD từ Softbank Vision Fund và GIC Singapore.

Tháng 12 năm 2019, Startup nhỏ mà gây tiếng vang lớn gần đây nhất là Telio với vòng gọi vốn 25M USD Series A từ Tiger Global, Sequoia India, GGV Capital, và RTP Global.

Đầu tháng 11 năm 2019, Lozi công bố gọi vốn thành công số tiền lên đến 8 chữ số (10M+ USD) từ Smilegate Korea.

Tháng 2 năm 2019, Elsa công bố gọi vốn thành công 7M USD Series A từ Gradient Ventures – quỹ chuyên dành cho AI của Google. Tính đến nay, tổng số tiền huy động được của công ty là 12M USD.

Tháng 8 năm 2019, KiotViet, startup chuyên cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bán hàng POS, công bố nhận đầu tư 6M USD Series A từ Jungle Ventures.

Tháng 6 năm 2019, Logivan, một nền tảng Uber cho xe tải, gọi thành công 5,5M USD từ Matrix Partners, David Su, Alpha JWC Ventures.

Đầu tháng 4 năm 2019 Jio Health gọi được 5M USD Series A từ Monk’s Hill Ventures. Chưa kể hàng trăm thương vụ đầu tư khác từ Sharktank Việt Nam.

Hung Kaka