Xuất hiện thập niên 2000 từ Giáo sư Clayton Christensen, lý thuyết “đổi mới đột phá” (disruptive innovation) luôn tạo sự thích thú và là tâm điểm của những buổi hội thảo của các bậc lãnh đạo toàn cầu.

Chào mọi người, mình là Linh, lúc trước làm Investment Manager ở CyberAgent Venture, giờ là founder Seed Planter và đang làm cho 1 edtech ở Mỹ.

Gần đây đọc lại một vài bài chia sẻ, mình rất thích một chia sẻ của Clayton M. Christensen về “Disruptive innovation” – tạm dịch là những đổi mới mang tính đột phá – là quá trình một sản phẩm, dịch vụ công nghệ đơn giản, ban đầu được tạo ra để giải quyết những vấn đề cho nhóm đáy (low end) của thị trường – vốn là thị trường thường bị bỏ qua bởi các công ty khác. Các sản phẩm dịch vụ này thường rẻ và dễ tiếp cận cho mọi nhiều đối tượng – sau đó, sản phẩm được tiếp tục phát triển lên tầng thị trường cao hơn và dần thay thế những đối thủ cạnh tranh. Những sản phẩm và dịch vụ này thường xuất hiện một cách khiêm tốn ngay từ đầu nhưng theo thời gian có tiềm năng cách mạng hóa một ngành công nghiệp.

Điều này cũng khiến mình liên tưởng tới một báo cáo của Asian Development Bank, ở các nước đang phát triển ở Châu Á, nhóm đáy (the Bottom of the Pyramid) – tức là những người có thu nhập thấp và ít có điều kiện tiếp cận các sản phẩm dịch vụ cơ bản – chiếm tới 53% dân số và trị giá thị trường này là 2,280 tỉ đô la.

Khách hàng nhóm đáy vẫn phải chi cho thực phẩm, năng lượng, y tế, giáo dục, nhà ở và nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cơ bản. Tuy nhiên, với tư cách là khách hàng cá nhân, nhóm này có thể có sức mua hạn chế, dòng tiền không ổn định hoặc ngại rủi ro và không sẵn sàng thử các sản phẩm mới. Các doanh nghiệp phục vụ nhóm này thường phải thiết kế, phân phối và tiếp thị sản phẩm theo một cách khác nhau để có thể tiếp cận khách hàng nhóm đáy. Ví dụ, họ có thể tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm có giá cả phải chăng hơn, phù hợp hơn với thói quen tiêu dùng của nhóm đáy hoặc đưa ra cơ cấu giá hoặc cơ chế tài chính linh hoạt phù hợp với dòng tiền không ổn định của khách hàng.

Các doanh nghiệp thường tập trung vào khách hàng nhóm này để:

  • Mở rộng tập khách hàng
  • Giành thị phần và tăng lòng trung thành với thương hiệu;
  • Và một điều quan trọng như có nhắc đến ở trên: Thúc đẩy những sáng kiến đổi mới sản phẩm

Khi xác định mục tiêu là phát triển sản phẩm cho nhóm đáy, DN buộc phải sáng tạo hơn, nghĩ ra những cách làm mới và từ đó tạo ra những cải tiến đột phá. Câu chuyện của D-light là một ví dụ, từ việc giải quyết vấn đề mang ánh sáng điện năng lượng mặt trời giá cả phải chăng đến những người dân nghèo sống trong bóng tối, tới nay Dlight đã mang ánh sáng điện tới hơn 100 triệu người.

Tất nhiên, có rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng nên một mô hình kinh doanh bền vững theo hướng Kinh tế bao trùm để khai thác thị trường này. Nhưng tin tốt lành là các điều kiện về kinh tế, xã hội, nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc nhóm này ngày càng tăng. Và ở đâu có khó khăn, ở đó có cơ hội.

Đầu tiên để bắt đầu thì cần phải hiểu nhu cầu khách hàng đúng không nào?

Bạn có thể tham gia Impact Enterprise Summit với chủ đề Inclusive Business để lắng nghe thêm chia sẻ thêm về nhu cầu của nhóm yếu thế và cơ hội kinh doanh ở Việt Nam: https://bit.ly/Event_IES2020

Bạn cũng có thể đọc thêm một bài khá hay của Forbes về To Be An Inclusive Business, Forget Business School Lessons on Strategy:

https://www.forbes.com/sites/skollworldforum/2015/02/22/to-be-an-inclusive-business-forget-business-school-lessons-on-strategy/#7816f9095f4b

Và có thể Đọc thêm về Disruptive Innovation ở đây: https://hbđ.org/2015/12/what-is-disruptive-innovation

Bạn nghĩ gì về cơ hội còn bỏ ngỏ này?

Linh Lê – founder Seed Planter