Theo lẽ thường, những nhà đầu tư sẽ bỏ ra một số tiền để phát triển các công ty khởi nghiệp rồi sau đó sẽ thu lại lợi nhuận từ sản phẩm tạo ra bởi công ty. Nhưng đối với các công ty khởi nghiệp từ AI thì sẽ không như vậy

.

Một trong những lĩnh vực nóng nhất để đầu tư mạo hiểm vào thời điểm này, là AI và máy tính có khả năng học tập, gồm các thuật toán trí thông minh nhân tạo, các hệ thống giúp máy tính học hỏi, mạng lưới thần kinh ảo và quá trình xử lý đầu cuối để tạo ra các ứng dụng có thể tự học hỏi một cách thông minh.

Như giám đốc điều hành của Nvidia gần đây cho biết: “Phần mềm có thể chiếm lĩnh thế giới, nhưng chính AI sẽ thống trị phần mềm.”

Vốn mạo hiểm đầu tư vào ngành AI đã tăng từ 3,2 tỷ USD trong năm 2014 lên 9,5 tỷ USD trong năm 2017, với số lượng những dự án được tài trợ đã tăng gấp đôi từ năm 2015 để vượt con số hơn 1.200 vào năm nay.

Không ngạc nhiên khi công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan cho biết đầu tư vào AI là xu hướng đầu tư nóng nhất của năm 2017.

Sát nhập hay mua lại công ty AI hầu hết không đem lại giá trị cao

Các nhà đầu tư thường đổ tiền vào một lĩnh vực họ có vẻ khá mơ hồ, nhưng thật ra họ mong muốn về rất nhiều lối ra thành quả khác nhau trị giá hàng trăm triệu đô la.

Tuy vậy các công ty AI sẽ có kết quả ngược lại, hầu hết các công ty này đều được bán với giá dưới 50 triệu USD sau khi họ tạo ra một khoản doanh thu nhỏ.

Số tiền này giúp nhà sáng lập và các nhân viên sống tốt, nhưng không tốt với những nhà đầu tư mạo hiểm khi mục tiêu ban đầu của họ là bán được công ty với giá ít nhất là 100 triệu USD.

Trong 70 hợp đồng sáp nhập hay mua lại công ty AI từ năm 2012 đến nay, có 75% các công ty được bán với giá dưới 50 triệu dollar, những giao dịch này thường được gọi là “acqui-hires”, khi các công ty chỉ mua lại tài năng chứ không mua việc kinh doanh. Hiếm khi thấy bản hợp đồng nào chạm ngưỡng giá trị 200 triệu đô.

Xây dựng một công ty AI chỉ 10 đến 20 nhân viên, nhưng có thể bán lại với giá 25 đến 50 triệu USD

Nhìn chung quá trình này được diễn biến như sau: một nhóm nhỏ khoảng vài cá nhân tạo ra được một tiến bộ thực sự có ảnh hưởng khá lớn trong ngành (như nhận diện giọng nói, theo dõi gì đó qua hình ảnh hay video, phát hiện hành vi gian lận mà cụ thể là trong ngành bán lẻ, …), ký hợp đồng với những khách hàng uy tín để thu về khoảng 10 triệu USD (nhưng thực tế thường ít hơn 5 triệu), sau đó thu hút sự chú ý của những công ty lớn cần giải pháp đó để giải quyết vấn đề, và tiến đến hợp đồng sáp nhập hay mua lại.

Những công ty AI loại này thường được trả tiền cho khả năng của từng nhân viên và kỹ sư trong công ty hơn là hiệu suất kinh doanh mà nó mang lại như doanh thu, tăng trưởng và lợi nhuận. Giá trả trung bình cho mỗi nhân viên là vào khoảng 2,5 triệu USD.

Hay thậm chí những thương vụ có giá trị cao đối với các công ty nhỏ cũng không có xu hướng tăng lên

Một vấn đề khác đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, là những công ty AI không cần tiền, dù giá trị của họ có đạt đến 100 triệu USD đi chăng nữa.

Hiếm hoi chỉ có trường hợp của Argo được Ford mua lại với giá 1 tỷ dollar trong khi công ty này chỉ có 20 người. Rất ít các công ty lớn mua lại những công ty AI nhỏ với giá cao, do đó các nhà đầu tư cũng ít có cơ hội được sinh lời.

Dĩ nhiên vẫn có những công ty AI rất lớn đang phát triển vững mạnh, như Palantir với giá trị 1 tỷ dollar sau khi được đầu tư thêm 500 triệu dollar. Nhưng vài trường hợp cá biệt không đại diện cho hơn 1.200 công ty được tài trợ và đó là trường hợp rất hiếm.

Thực tế là AI không phải sự lựa chọn đúng cho những nhà đầu tư mong muốn nhìn thấy được thành quả dần dần qua từng ngày.

Thực tế là đầu tư vào công ty AI có khả năng cao không đem lại hiệu quả kinh tế

Một khi được các nhà đầu tư rót vốn, các công ty AI sẽ phải mở rộng quy mô để đáp ứng yêu cầu mà nhà đầu tư đưa ra, họ sẽ tuyển dụng thêm người hay nâng cấp trang thiết bị.

Có thể các hoạt động nghiên cứu sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nhưng lợi ích về kinh tế sẽ không đem lại được như mong muốn, là bởi:

  • Giá trị của công ty AI gắn liền với những lãnh đạo chuyên về kỹ thuật hơn là kinh doanh.
    • Thường những người đứng đầu các công ty AI là các giáo sư đang đứng giảng đường hay đã nghỉ hưu, hay những kỹ thuật viên thâm niên, những người không quan tâm đến quan liêu kinh tế khi quy mô công ty lớn dần lên.
    • Nhưng khi công ty càng mở rộng ra, thì những hoạt động tiêu cực sẽ dễ xảy ra hơn. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng những người am hiểu kinh tế để hạn chế điều này bởi những người lãnh đạo công ty AI hầu như không quan tâm đến nó.
  • Những công ty lớn thâu tóm sẽ không quan tâm đến các cách thức tiếp thị hay thương mại.
    • Nếu đã muốn mua lại công ty trong lĩnh vực này, không ai lại mua những tài năng quảng cáo mà thay vào đó sẽ tin mua những nhóm kỹ sư có tay nghề kỹ thuật và biết giải thuật toán. Họ không muốn trả tiền cho những người sẽ rời công ty trong tương lai gần.
  • Đổ thêm tiền đầu tư vào công ty AI không khiến giá trị sáp nhập hay mua lại từ các công ty lớn tăng lên.
    • Những nhà đầu tư mạo hiểm nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi muốn đổ tiền vào để mở rộng quy mô của các công ty AI mà mình đang gửi vốn.
    • Điều này giống như việc bạn đang đánh cược xem các công ty lớn có mua lại những công ty nhỏ của mình với giá hời hay không.
  • Những kỹ thuật viên sẽ không cần kiếm thêm tiền sau khi được các nhà đầu tư đổ tiền vào.
    • Lấy ví dụ công ty có giá trị 5 triệu được đổ vốn 50 triệu thì các nhân viên sẽ có lợi nhuận kinh tế cao hơn việc một công ty giá trị 25 triệu được tăng vốn lên thành 100 triệu.

Tư duy chung của những nhà sáng lập công ty AI, là họ sẽ ít bỏ ra vốn mà chỉ tập trung vào các sáng tạo rồi đợi một cú điện thoại từ các công ty lớn với mục đích sáp nhập hay mua lại. Trong khi các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào và mong muốn thu được lợi nhuận.

Quang Niên (Theo venturebeat)